La Fontaine kể chuyện ngụ ngôn sau :
Một hôm sư tử triệu tập cả triều thần nhà thú gồm mọi giống vật mà phán : “Hiện nay tất cả chúng ta đều có bệnh dịch hoành hành. Theo trẫm xét thì hẳn trong chúng ta có kẻ tội lỗi xúc phạm đến Thượng đế, nên Ngài mới trừng phạt. Vậy theo ý trẫm thì tất cả phải tự thú tội, ai có tội nặng hơn cả phải tự thú tội và sẽ làm con vật hy sinh đền tội, có như vậy mới mong Thượng đế nguôi giận tha phạt cho dân.”
Sư tử tự thú trước tiên là hay ăn cừu, ăn nai, đôi khi ăn cả người.
Sau sư tử tới phiên các thú khác lần lượt thú tội … Sau hết là một chú lừa hiền lành khờ khạo khai rằng mình có ăn một ít cỏ mà không xin phép chủ ruộng.
Thế là cả hội đồng đứng lên hò hét la ó buộc tội chú lừa, cho chú là kẻ phạm tội nặng nhất, là nguyên nhân của tai họa. Rồi đồng quyết định đem lừa đi tế sống.
Rõ ràng cá lớn nuốt cá bé. Trong cách hành xử nơi cộng đoàn, nhất là nơi những người theo chân Chúa sống bác ai yêu thương, cần phải suy nghĩ điều này:
Chúa lên án họ là: “Quân dẫn đường mù quáng! Các người lọc con muỗi, nhưng lại nuốt con lạc đà.” Cả hai: muỗi và lạc đà đều là vật dơ bẩn đối với người Do-Thái. Khi con muỗi rơi vào các chum nước dùng để thanh tẩy, họ sẽ cẩn thận gạn lọc để lấy ra. Điều chính Chúa Giêsu muốn làm nổi bật ở đây là sự tương phản về chiều kích: lạc đà là con vật to lớn trong khi muỗi là một côn trùng quá nhỏ. Các Kinh-sư và Biệt-phái đã quá chú trọng đến việc nhỏ như việc đóng thuế rau thơm mà quên đi những việc tối quan trọng của Luật như công lý, lòng nhân và thành tín. Mt 23,23-26