TẤM GƯƠNG
John W. Rilling
Có một câu chuyện về người Do Thái thời cổ, nói về một vị Rabbi làm thế nào để dạy dỗ một anh bạn thanh niên thành người vừa khôn khéo lại vừa hiện thực. Thầy Rabbi mời anh bạn đến trong phòng đọc sách, dẫn anh ta đứng bên cửa sổ, sau đó hỏi anh ta: “Anh nhìn thấy gì ? ” – Bên ngoài nhà là một cái sân, anh ta nói :“Tôi nhìn thấy bọn trẻ trong sân”.
Thầy Rabbi lấy từ trong túi ra một tấm gương nhỏ, đặt trước mặt anh thanh niên, rồi hỏi anh ta: “Bây giờ anh nhìn thấy gì ?”– “À Thấy tôi”. Anh thanh niên không biết thầy Rabbi có dụng ý gì.
“Điều này không phải là không có ý nghĩa sao?” – Thầy Rabbi nói tiếp : “ Giữa anh và người khác có rất nhiều lờp thủy ngân, anh sẽ nhìn thấy anh”.
Suy tư 1 :
Nếu mình nhìn vào trong gương thì dĩ nhiên là thấy mình. Đó là điều không ai có thể chối cải được, tấm gương càng to thì khuôn mặt mình càng lớn, nhìn thấy được mình trong gương là nhờ có lớp thủy ngân, không có nó thì y như là nhìn vào tấm ván ép mà thôi, vô ích.
Người khác chính là tấm gương để mình soi mặt, cũng có nghĩa là: nhìn thấy cái hay, cái tốt của người khác mà bắt chước học hỏi; nhìn thấy cái không hay, cái dở của người để răn đe mình, để sửa mình. Bởi vì khi chúng ta nhìn thấy những cái xấu, cái chưa hay của người khác mà tự nhủ trong lòng rằng: Tôi phải tránh những cái xấu ấy, tôi sẽ làm tốt hơn nếu ở cương vị của họ. Tuy nhiên, không thể tự mình làm tốt hơn được, nếu chúng ta không có ơn Chúa giúp, nếu chúng ta không tự mình cố gắng, nổ lực quyết tâm thì chẳng khác chi chúng ta nhìn người khác như nhìn…tấm ván ép vậy, cũng vô ích mà thôi.