Bên đường làng, một cái quán rất nghèo, lèo tèo dăm chai nước. Hiếm hoi mới có vài người khách. Người con trai càu nhàu với mẹ già:
– Chín muời năm rồi, chẳng thấy lời lãi gì cả, chỉ tổ nhọc thân. Đã bảo u dẹp quách đi cho rồi. Rõ khổ.
Bà mẹ mất vì lao phổi. Người con trai dỡ quán bỏ, thấy một cuộn giấy cất kỹ trên hốc kèo. Mở ra, một dòng chữ nghuệch ngoạc: “Tiền lãi của quán, dành cho con”. Gần ba triệu. Cầm tờ giấy trên tay run bần bật mà lòng thì…
Trong bài: “Nghị luận xã hội về tệ nạn cờ bạc” trong Ngữ Văn Lớp 12 có viết:
Chúng ta đang sống trong một đất nước không ngừng phát triển trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Để làm được điều đó, chúng ta phải vượt qua các trở ngại, khó khăn. Một trong số đó là các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, ma túy, cá độ, văn hóa phẩm đồi trụy. Nhưng đáng sợ nhất chính là cờ bạc. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về tác hại to lớn của cờ bạc để phòng tránh cho bản thân, gia đình và xã hội.
Để phòng chống một tệ nạn thì chúng ta cần biết rõ về tệ nạn đó. Cờ bạc được định nghĩa như là may rủi trong tiền bạc nhằm mục đích có nhiều tiền nhưng không phải từ việc làm kiếm thêm. Ngoài ra nó cũng được xem như một loại ma túy, một khi đã sa chân vào thì khó có thể mà rút ra. Cờ bạc là trò chơi đỏ đen, may rủi, hên xui nhưng lại cực kì kích thích sự ham muốn chiên thắng trong mỗi con người chúng ta thật khó có thể mà cưỡng lại được. Ông cha ta đã ví cờ bạc như câu nói “ma đưa lối, quỷ dẫn đường”. Không những ảnh hưởng đến thời gian, sức khỏe, tiền bạc, sự nghiệp, cờ bạc còn làm cho con người ta mất hết nhân cách, gia đình không hạnh phúc, an ninh xã hội kém. Cờ bạc cũng có nhiều loại như : tổ tôm, bài cào, sạp xám, cá độ đá banh…
Chúng ta thường nghe nói cờ bạc là vi phạm pháp luật, là nguy hiểm nhưng chẳng mấy ai quan tâm đến điều đó, mọi người cho rằng cờ bạc chỉ là một thú vui bình thường giúp mọi người xả stress. Thế nhưng công nghệ đánh bạc ngày càng phát triển, cùng với việc gia tăng số lượng người trẻ tham gia vào các hoạt động này đã làm dấy lên nhiều mối đáng lo ngại cho xã hội. Theo như thống kê của một số quốc gia ; điển hình là nước Úc “Trung bình trẻ em trong độ tuổi 12 – 15 đã bắt đầu chơi bài bạc hoặc cá độ và khi tới độ tuổi 16 – 17, một số em tham gia các hoạt động bài bạc mang tính thương mại” Ngày nay, cùng với sự phổ biến của Internet, bài bạc trên mạng thông tin toàn cầu này đang trò thành loại hình giải trí ngày càng phổ biến. Các công ty cờ bạc và cá độ trên Internet rất tích cực “chiêu mộ” người trẻ bằng nhiều biện pháp tinh vi khác nhau và “nhử” họ bằng những phần thường hấp dẫn… Đặc biệt hơn là học sinh chúng ta cùng với hiện tượng mang bài bạc vào lớp đê chơi. Và theo như Qui định của Bộ Giáo Dục thi đó là một trong 5 điều cấm kỵ nhất. Nhiều người cho rằng việc đánh bạc nhằm thể hiện đẳng cấp và trình độ kỹ thuật của họ. Thế nhưng ít ai nghĩ tới những hậu quả tương lai mà họ sắp phái trả như: Nợ nần tăng cao, phải vất vả trong việc trả các sinh hoạt phí thường ngày, phải sống phụ thuộc vào bạn bè và gia đình, ngày càng cảm thấy bất an, dễ cáu giận, bỏ việc hoặc gặp khó khăn khi phải tập trung làm việc, tiêu tốn thời giờ và tiền bạc vào bài bạc hơn là dành thời gian cho gia đình, bạn bè liên tục nghĩ rằng việc tiếp tục đánh bài sẽ giúp giải quyết các khó khăn tài chính, nghĩ rằng bài bạc đã chi phối mọi hoạt động trong đời sống. Và nhất là những bạn học sinh, tuổi đời còn quá dài mà chỉ vì một phút nông nổi, bị bạn bè rủ rê đã đánh mất tương lai. Thật đáng thương! Chốt lại, cờ bạc là mối nguy hiểm mà tất cả học sinh chúng ta phải tránh. Hãy vì tương lai tương đẹp cuả mỗi chúng ta.
Không dừng lại ở đó, cờ bạc như một con sâu đục khoét xã hội. Khiến cho an ninh, trật tự, quốc phòng bất ổn. Để thoả được sự ham muốn, cám dỗ, con bạc không từ một thủ đoạn, hành vi trộm cắp, giết người nào để có tiền cờ bạc. Không chỉ thế, nhà nước, xã hội còn phải tốn tiền để tổ chức lực lượng phòng chống và giải quyết những thiệt hại do người nghiện bạc gây ra. Mất tiền xây dựng các trại cải tạo, giáo dục, điều trị cho người nghiện… Rồi các nước láng giếng sẽ nghĩ sao về đất nước ta, điều đó quả thật là một thiệt hại rất lớn cho nền kinh tế nưóc nhà.
Nhưng các bạn đừng lo, nếu chúng ta biết cách phòng chống thì những mối nguy ngại trên sẽ được giải quyết, sẽ không còn tệ nạn cờ bạc nói riêng và tệ nạn xã hội nói chung… Mỗi người phải có trách nhiệm, tích cực tuyên truyền giáo dục cho người thân mình sự nguy hiểm của bài bạc để không ai bị chết vì thiếu hiểu biết. Luôn tránh xa với cá độ, bài bạc bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh đế chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội.
Cờ bạc quả là một con quỷ khủng khiếp nhất của gia đình và xã hội, còn hơn cả bệnh tật và đói khát. Chúng ta vẫn có thể phòng trừ nanh vuốt của con quý dữ này. Mỗi chúng ta phải nêu cao cảnh giác, chung tay ngăn chặn nó, mở rộng vòng tay đỡ lấy những người nghiện, đừng để họ lún quá sâu vào bóng tối. Đặc biệt là học sinh chúng ta phải kiên quyết nói không với bài bạc, xây dựng một mái trường, một xã hội thân thiện.
Sách Huấn Ca có viết:
Thức đêm vì của cải làm hao mòn thân xác,
bận tâm về nó sẽ mất giấc ngủ ngon.
Bận tâm vì sinh kế cũng không sao chợp mắt,
lâm cơn bệnh nặng là mất giấc ngủ ngon.
Người giàu vất vả thì của cải gia tăng,
ngưng làm việc là đi tìm lạc thú.
Người nghèo vất vả vẫn thiếu hụt miếng ăn,
ngưng làm việc là bần cùng thiếu thốn.
Đã ham tiền không sao công chính được,
chạy theo lợi lộc ắt sẽ lỗi lầm.
Bạc tiền khiến cho bao người sa ngã,
thế nào cũng đưa họ đến hư vong.
Nó là cái bẫy cho ai say mê nó,
hết mọi kẻ ngu si sẽ sa vào.
Phúc thay ai giàu có mà vô tội,
không chạy theo của cải, tiền tài.
Người đó là ai để chúng ta khen là có phúc,
vì trong dân mình người đó khiến cho bao người thán phục ?
Ai đã trải qua thử thách đó và nên hoàn hảo ?
Người ấy có lý do để tự hào.
Ai có thể phạm lỗi mà không phạm lỗi
có thể làm điều ác mà đã không làm ?
Của cải người ấy sẽ tồn tại,
công đức người ấy sẽ được cộng đoàn tán dương.
Khi ngồi trước mâm cao cỗ đầy, đừng hả họng thốt lên :
“Chà ! Thịnh soạn quá !”
Hãy nhớ rằng : mắt hau háu là điều chẳng hay.
Có thụ tạo nào tệ hơn con mắt ?
Gặp chi nó cũng phát khóc (vì thèm).
Miếng người khác đã nhằm, con đừng đưa tay tới,
đừng giành với họ trên cùng một đĩa.
Hãy suy bụng ta mà nghĩ ra bụng người,
làm việc gì cũng phải đắn đo cân nhắc.
Những món đã dọn ra,
hãy ăn làm sao cho xứng một con người,
đừng nhai nhồm nhoàm kẻo bị khinh chê.
Hãy tỏ ra có giáo dục mà buông đũa trước.
Đừng háu ăn kẻo người ta bực mình.
Chung mâm với nhiều người, con đừng cầm đũa trước.
Người có giáo dục thì chút ít cũng vừa,
trên giường nằm sẽ không tức bụng.
Ăn chừng mực sẽ ngủ thoải mái,
thức dậy sớm, tâm hồn được thảnh thơi ;
kẻ ăn uống quá độ thì mất ngủ đã đành,
mà còn bị thượng thổ hạ tả.
Nếu đã bị ép phải ăn,
hãy đứng lên ra ngoài mà ói, con sẽ thấy dễ chịu.
Con ơi, hãy nghe ta, chớ có khinh thường,
sau này con sẽ thấy là ta nói đúng :
Trong mọi việc con làm, hãy giữ chừng giữ mực,
thì chẳng bệnh tật nào chạm tới con.
Hc.31.1-22