Home GIÁO XỨ Vị thuốc trị bá bệnh

Vị thuốc trị bá bệnh

0
1173

Câu chuyện của một thầy thuốc sống vào những thời đầu của đạo công giáo, bị hoàng đế bỏ tù một cách bất công. Sau nhiều tuần lễ bị giam, các người thân của ông được phép vào thăm và tất cả đã phải chảy nước mắt vì áo quần ông rách tả tơi, người gầy ốm vì mỗi ngày người ta chỉ cho ông một miếng bánh nhỏ và một ly nước lã. Tuy nhiên vợ ông lại ngạc nhiên khi thấy vẻ mặt của ông;

   – Làm sao mà anh lại có một nét mặt vui sướng như thế? Người ta có thể nói hình như anh vừa đi ăn tiệc cưới về.

   Vị thầy thuốc cười trả lời rằng: ông ta đã tìm ra được một vị thuốc hợp cho mọi thứ bệnh. Người nhà ông hỏi thử thuốc gì thì ông trả lời:

   – Đó là một thứ thuốc tuyệt hảo trị bá bệnh, thể lý và tâm lý. Nó gồm 7 vị thuốc mà tôi kể ra sau đây:

   – Vị thứ nhất được gọi là BẰNG LÒNG VỚI SỐ PHẬN: Hãy bằng lòng với những gì anh có. Có lẽ tôi run rẩy dưới bộ áo quần rách này, vừa run vừa gậm miếng bánh! Nhưng tôi sẽ khổ hơn nếu hoàng đế sai ném tôi trần truồng trong một hầm giam không có gì ăn!

   – Vị thứ hai là LƯƠNG TRI. Dầu tôi hớn hở hoặc dù tôi lo lắng, tôi vẫn luôn ở trong tù, như thế tại sao tôi lại than vãn?

   – Vị thứ ba là NHỚ LẠI CÁC TỘI QUÁ KHỨ: hãy đếm chúng và giả thiết rằng mỗi tội đáng một ngày tù thì hãy tính xem chúng ta phải bỏ bao nhiêu đời để ngồi tù?

   – Vị thứ tư là NGHĨ ĐẾN NHỮNG ĐAU KHỔ MÀ ĐỨC KI TÔ ĐÃ CHỊU CÁCH VUI VẺ VÌ CHÚNG TA. Nếu con người duy nhất trên quả đất này có thể chọn định mệnh của mình mà lại chọn sự đau khổ thì con người đó đã phải nhìn nhận giá trị của điều này to lớn là ngần nào! Vậy chúng ta hãy ý thức rằng sự đau khổ được đón nhận trong thanh thản và niềm vui, có giá trị cứu chuộc.

   – Vị thứ năm là SỰ HIỂU BIẾT ĐIỀU NÀY LÀ sự đau khổ đã được gởi đến bởi một vị Chúa là Cha để dùng nó thanh luyện và thánh hoá ta. Đau khổ mà chúng ta chịu có mục đích thanh luyện chúng ta và chuẩn bị chúng ta vào nước trời.

   – Vị thứ sáu là Ý thức rằng, đối với một Ki tô hữu không có đau khổ nào vô ích: nếu các thú vui xác thịt là tất cả ý nghĩa của cuộc sống thì sự đau đớn và nhà tù sẽ chấm dứt mục đích của con người trong cuộc sống. Nhưng nếu cái chính yếu của đời sống là sự thật thì một căn phòng trong nhà tù sẽ không thay đổi gì cả. Trong tù hoặc ngoài tù, 2 với 2 vẫn là 4. Nhà tù không ngăn cản được tôi yêu. Những song sắt không thể xua đuổi đức tin. Nếu các lý tưởng này tràn ngập đời tôi, tôi có thể thanh thoát bất cử ở đâu.”

Sưu tầm

Kinh Thánh Cựu Ước cho thấy đã có một thời đạo lý cổ truyền tin rằng đau khổ là hình phạt bởi tội. Điều này đồng nghĩa với việc người ta xem đau khổ là lời chúc dữ đến từ Thiên Chúa. Nhưng hình ảnh ông Gióp, người công chính, cũng phải đau khổ, là dấu chứng để đặt lại vấn đề. Trong nhãn quan của Kinh Thánh Tân Ước, đau khổ được mặc lấy những giá trị mới mẻ và xác thực của nó.

Nước Trời không giống như hàng hóa trao đổi, trả giá, lại càng không một thực tại nào có thể sánh bằng. Nhưng đường vào Nước Trời là con đường hẹp, đòi hỏi mọi công dân phải hy sinh đúng tầm mức. Trong Tin Mừng theo Mát-thêu, Chúa Giê-su đã từng nói: “Anh em đừng tưởng Thầy đến đem bình an cho trái đất; Thầy đến không phải để đem bình an, nhưng để đem gươm giáo” (Mt 10,34). Đây là lời dường như đã hàm ẩn một viễn cảnh về cái giá phải trả vì Nước Trời. Và quả thực, để “chiếm hữu” được Sự Thật, được Nước Trời, con người phải đánh đổi bằng đau khổ. Trong bài giảng về sự sụp đổ của thành Giê-ru-sa-lem, Chúa Giê-su đã minh định: “Nhưng trước khi tất cả các sự việc ấy xẩy ra, thì người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp cho các hội đường và nhà tù, và điệu đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy” (Lc 21,12). “Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng dù một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu” (Lc 21,17-18). Ở biến cố Đa-mát, Chúa Giê-su đã nói với Kha-na-ni-a về Sao-lô: “Thật vậy, chính Ta sẽ chỉ cho người ấy thấy tất cả những đau khổ người ấy phải chịu vì danh Ta” (Cv 9,16). Khởi điểm đức tin, Phao-lô đã phải nếm mùi đau khổ: “suốt ba ngày, ông không nhìn thấy, cũng chẳng ăn, chẳng uống” (Cv 9,9) và còn được tiên báo về một tương lai đầy gian lao thử thách. Và cũng chính Phao-lô đã nghiệm được cái giá của Nước Trời khi mình phải đau khổ: ” Thật thế tôi đã vô cùng đau khổ, con tim se thắt, nước mắt chan hòa khi viết cho anh em: tôi viết không phải để gây ưu phiền, nhưng là để cho anh em biết tôi hết lòng yêu mến anh em” (2 Cr 2,4).