Thứ Năm, Tháng Ba 23, 2023
Google search engine
HomeCHIA SẺTruyện NgắnNhững lời không quan trọng

Những lời không quan trọng

Willi Hoffsuemmer

Có một ngày, tim, não và lưỡi quyết định không nói ra lời nói không quan trọng nữa, tim nói: “Những lời nói ấy chỉ làm giảm nhẹ phân lượng của tôi, khiến tôi trở thành yếu đuối, hôm nay mỗi một người đều phải kiên cường mới được”.

Não nói: “Kiến nghị, công thức và suy luận vĩ đại mới là sản phẩm mà tôi nên có. Tôi cũng không có thể bị lời nói không quan trọng ấy làm phiền lần nữa”.

Vì vậy mà tim liền bắt đầu chỉ luân phiên đưa cho lưỡi những lời nói cương ứng và nghiêm khắc quá đáng, não cũng chỉ sản sinh những lời nói học vấn, và lưỡi thì phát biểu không nên lời, giữa cái lưỡi cũng không nói ra được một chữ không có gì quan trọng.

Sau khi thực hành quyết định ấy, thế giới biến thành trống rỗng, lạnh nhạt và không có hy vọng.

Nhưng vẫn còn có một vài người còn nhớ được những lời nói không quan trọng ấy, họ bắt đầu tìm tòi trong lịch sử.

Đầu tiên họ ngại bị người khác cười, nhưng cái làm cho người ta cảm thấy có hứng thú là, những lời nói không quan trọng ấy đã chế tạo ra vui vẻ, người ta bắt đầu lấy miệng truyền miệng, lấy tâm truyền tâm, lấy não tryền não lan rộng ra. Không bao lâu, những lời nói ấy lại được lưu thông rộng rãi, thế giới lại trở thành một nơi thân thiện.

Những lời nói không quan trọng ấy là:

“Cám ơn!”

“Chúc anh (chị) may mắn!”

“Đúng!”

“Có gì là cống hiến sức lực đâu?”

“Quá tuyệt!”

“Cố gắng lên!”

Suy tư:

Có những lời nói rất văn vẻ, nhưng khách sáo và trống rỗng.

Có những lời nói xem ra chẳng quan trọng, không văn vẻ, nhưng đem lại an ủi và khích lệ cho mọi người, đó là lời cám ơn và xin lỗi.

Cám ơn và xin lỗi phải luôn luôn đặt sẵn trên miệng của người lịch sự, vẫn biết đôi lúc nói khách sáo nhưng người nghe vẫn cảm thất vui vẻ.

Trong cuộc sống đời thường, tiếp xúc rất nhiều hạng người trong xã hội, lời nói cám ơn và xin lỗi lại càng được chú trọng hơn, càng văn minh, người ta càng dùng những lời đó nhiều hơn. Ai không biết nói lời cám ơn và xin lỗi, thì người ấy được coi là người không có văn hoá.

Lời nói cám ơn và xin lỗi là lời nói căn bản của khoa nhân bản, hiện nay trong các Đại Chủng viện, vấn đề đào tạo một linh mục tương lai có nhân bản được đặt lên ngang hàng với các môn học quan trọng khác, bởi vì, xã hội hôm nay, thế kỷ 21, khác với xã hội trước, cần phải thích nghi với đời sống của xã hội, từ cách đi đứng, nói năng, làm việc, ăn uống… sao cho phù hợp với chức vị của mình, muốn được như thế, ngoài việc có đời sống đạo đức còn phải biết kết hợp với khoa nhân bản để dễ dàng hoà đồng với xã hội và với cộng đoàn.

Người có nhân bản không phải chỉ trong cách nói năng, xưng hô, mà ngay cả trong phong cách ăn uống…

Sống có nhân bản, tự nó đã giúp ích cho việc truyền giáo thành công một nửa, phần còn lại chúng ta giao cho Chúa làm trong cách sống nhân bản của chúng ta.

RELATED ARTICLES
- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Phản hồi gần đây