Bruno Gagspeil
Có một người thanh niên ngồi trên xe buýt đi tham quan một thành phố lớn, lúc xe chạy qua một nhà thờ, anh đưa tay chạm nhẹ vành mũ bày tỏ lòng kính trọng.
Khách ngồi bên cạnh anh là một người tự khoe mình là tương đương cỡ tiến sĩ, dùng thái độ rất là không kính trọng nói với anh: “H…ừ…m, tôi biết, anh là người đi nhà thờ, ở trong nhà thờ anh học được những gì?
-“Tôi học được mầu nhiệm quan trọng của tôn giáo”.
-“Mầu nhiệm, lẽ nào anh không biết sao? Anh bạn trẻ, chúng ta tuyệt đối không tin những gì mà chúng ta không biết rõ. Bất luận như thế nào, đây là nguyên tắc của tôi”.
-“Vậy thì”, anh thanh niên nói, “ông có thể nói cho tôi biết, tại sao lúc ông kích động, ngón tay nhỏ lại nhúc nhích?”
-“Nó biết nhúc nhích, là vì tôi cần nó nhúc nhích, hơn nữa từ trong nội tại của tôi muốn nó nhúc nhích”.
“Nhưng tại sao chính nó nhúc nhích chứ? Lúc ông muốn lổ tai đóng lại, nhưng nó không đóng đươc, như vậy thì nói làm sao chứ?
Không có đoạn tiếp theo.
Suy tư:
Mầu nhiệm là những điều có thật mà trí óc con người không thể hiểu được và cũng không thể suy tới được, chỉ lấy đức tin mà tin. Nói đến mầu nhiệm thì người ta nghĩ ngay đến các nhà thần học, hay các cha các cố, chứ con nhà có đạo bình thường thì chẳng có ai dám nói tới.
Sau khi truyền phép xong, thì linh mục chủ tế hai tay nâng Mình Thánh và Máu Thánh Chúa Giêsu lên cao để cho mọi người thấy và thờ lạy, sau đó ngài hô (hoặc hát) lớn tiếng: “Đây là mầu nhiệm Đức tin”. Và mọi tín hữu tham dự thánh lễ ở trong nhà thờ (hoặc vì đông người mà đứng ngoài nhà thờ) vui vẻ đáp lại bằng tiếng hô (hoặc hát) lớn: “Con tuyên xưng Chúa đã chết, đã sống lại, đã về trời và sẽ đến lại trong vinh quang vào ngày tận thế”. Tấm bánh trắng tinh ấy, chén rượu nho thơm ngon ấy, sau khi được linh mục đọc lời truyền phép, thì tức khắc trở nên Mình và Máu của Đức Kitô. Đó là mầu nhiệm, là Đức tin của người Công giáo, mầu nhiệm nầy đố ai mà giải thích được, nhưng nó là sự thật 100% không chối cãi được
Đức Kitô đã đến trần gian vì yêu thương nhân loại, đã bị người Do thái đóng đinh vào thập giá, đã chết, sau ba ngày thì sống lại và lên trời, rồi Ngài sẽ lại đến trần gian lần thứ hai, để phán xét kẻ sống và kẻ chết… (kinh Tin Kính). Và Ngài -dưới hình bánh và rượu- đã ở với nhân loại cho đến tận thế (Mt 28, 20b).
Đó là mầu nhiệm, là đức tin của chúng ta, những người Kitô hữu, và mầu nhiệm tình yêu nầy, buộc chúng ta -những người tin- phải thể hiện trong cuộc sống hằng ngày, thể hiện niềm tin của mình vào mầu nhiệm tình yêu mà mỗi ngày chúng ta đều phấn khởi tuyên xưng: “Con tuyên xưng Chúa đã chết, đã sống lại…”
Mầu nhiệm là những việc cao siêu trí óc con người không thể hiểu thấu, nhưng con người có thể thực hiện mầu nhiệm trong cuộc sống, đó là: Yêu