Bruno Hagspiel
Có một khách tham quan người Mỹ lúc đến tham quan Italy, mời một tài xế chở cô ta du lãm phong cảnh địa phương. Buổi chiều ngày thứ nhất, anh tài xế giới thiệu với cô ta một vài cổ tích, nhưng cô ta lại rất là không khách sáo nói: “Tôi mời anh để thay tôi lái xe, chứ không phải để nói chuyện phiếm với tôi”. Thế là anh tài xế trong suốt một tuần lên xe xuống xe đều không nói một lời nào.
Lúc đợi anh tài xế đem hoá đơn lại, có một khoảng thu phí mà cô gái người Mỹ nhìn không hiểu.
– “Đây là khoảng phí tổn giữ gìn im lặng”, anh tài xế giải thích: “Tôi cũng không thích nhận khoản tiền nầy, nhưng đã làm rồi, thưa cô, như thế tôi không thu cũng không được ạ”.
Suy tư:
Im lặng là vàng, cũng có nghĩa là: tự nó đã là vàng rồi.
Vàng theo giá trị vật chất có giá trị thực dụng, và được làm chuẩn trong công việc mua bán tiền tệ của các quốc gia trên thế giới, cho nên nó quý.
Vàng theo quan niệm mỹ thuật, nó được “dát” vào nơi những sản phẩm quý giá, và làm tăng thêm vẻ lộng lẫy cũng như giá trị cho vật ấy.
Vàng không sợ rỉ sét, và chỉ có lửa mới tôi luyện được nó.
Im lặng là vàng, không phải ai cũng biết im lặng, người biết im lặng rất ít, vì thế cho nên nó quý, nó quý là bởi vì khi người im lặng nói lên, thì giá trị lời nói “nặng ký” gấp ba bốn lần người hay nói.