Hồi Khổng Tử còn sống, chính ông đã được nếm bài học này: Hôm ấy ông cỡi xe đi dạo, dọc đường ông gặp một em bé đang ngồi nghịch, lấy đất xây thành. Khổng Tử làm hiệu cho em bé tránh lối, nhưng em trợn mắt hỏi :
– Xe tránh thành hay thành tránh xe.
Nghe câu hỏi hóc búa, Khổng Tử vội vã trụt xuống đấu dịu để vượt qua, nhưng em bé không nghe mà còn hỏi một câu khác nếu thưa được sẽ cho đi. Câu ấy như sau :
Thiên thượng linh linh hữu kỷ tinh,
Địa hạ lục lục hữu kỷ ốc ?
(Trời chi chít bao nhiêu ngôi sao,
Dưới đất san sát có bao nóc nhà) ?
Khổng Tử bối rối. Ông hạ giọng :
– Con hỏi ông những sự trước mắt, ông có thể thưa, nhưng với những sự trên trời dưới đất thì ông chịu.
Em bé hỏi luôn :
– Mục trung hữu kỷ mao ? (Trước mắt thầy có mấy cái lông) ?
Khổng Tử chịu và vội vã bước lên xe quay trở lại, miệng lẩm bẩm câu: ”Hậu sinh khả úy” (rất đáng sợ người sinh sau đẻ muộn).
Cũng có những người biết rõ có Chúa – có thưởng có phạt, nhưng họ không muốn tin tại vì tin có Chúa phải thờ Chúa – và tin có thưởng có phạt thì phải lo làm lành lánh dữ, đang khi mình làm điều dữ. Phải nói rằng những người này chỉ tin có Chúa khi cần phải tin – tin để có lợi cho họ.