Từ lâu, tôi vẫn cứ ấm ức không hiểu tại sao khi minh họa chân dung mình trong dụ ngôn Mục tử tốt lành, Chúa Giêsu lúc thì ví mình như Mục tử, lúc lại ví mình như cửa chuồng chiên. Gần đây, một cuốn sách đã giải tỏa cho tôi thắc mắc đó. Sách viết: một du khách đến Palesitin, gặp được một mục tử đang làm việc tại một trại cừu. Người đó chỉ cho du khách thấy cảnh vật biến ảo của cánh rừng. Thấy thế, du khách hỏi :
– Đó là trại cừu, kia là bầy cừu, đây là lối vào. Vây còn cửa đâu?
Người mục tử hỏi lại:
– Cửa hả? Chính tôi là cửa. Ban đêm tôi nằm giữa lối đi này. Không một con cừu nào bước ra hay con sói nào bước vào mà không phải qua xác tôi.
Thế đó Đức Giêsu đâu có lẫn lộn khi trình bày chân dung mình: Ngài vừa là mục tử vừa là cửa vào.
Ta là cửa chuồng chiên. Tất cả những kẻ đã đến trước đều là trộm cướp. Và chiên đã không nghe chúng. Ta là cửa, ai qua Ta mà vào thì sẽ được cứu rỗi, người ấy sẽ ra vào và tìm thấy của nuôi thân. Kẻ trộm có đến thì chỉ đến để ăn trộm, để sát hại và phá hủy. Còn Ta, Ta đến để cho chúng được sống và sống dồi dào” (Gio 10:9-10)